Theo quy định, nước khoáng không được đóng vào bình to, bởi sử dụng lâu hết nước khoáng sẽ biến chất, không có lợi cho sức khoẻ. Mỗi loại nước khoáng cũng chỉ cung cấp một số loại chất khoáng nhất định chứ không phải toàn bộ các chất khoáng mà cơ thể cần. Vì thế sử dụng lâu dài cũng không tốt, thậm chí một số trường hợp nhất định còn nguy hiểm (thừa chất khoáng này nhưng lại thiếu chất khoáng khác).
Về nguyên tắc, nước khoáng chủ yếu được dùng cho những người thiếu khoáng chất. Khi đó phải căn cứ vào từng bệnh cụ thể, để chỉ định dùng các loại khoáng chất khác nhau. Khi cơ thể mất nhiều nước tuyệt đối không nên cho con sử dụng nước khoáng vì nước này có những khoáng chất mà thận của trẻ sẽ không sử lý được. Uống nước khoáng trong một thời gian dài hoạt động của thận sẽ bị ảnh hưởng. Hơn nữa, trẻ có nhu cầu cần nhiều chất khoáng, vitamin để phát triển nếu chỉ uống một loại chất khoáng lâu ngày sẽ chỉ được cung cấp một số chất , thiếu những chất khác, sẽ cản trở sự phát triển của trẻ . Đặc biệt không nên lấy nước khoáng để pha sữa cho vì có nguy cơ tạo ra một số chất trung gian gây nguy hiểm.
Hiện tại, Bộ Y tế chưa có quy định cụ thể về tiêu chuẩn phân biệt nước khoáng giải khát và nước khoáng chữa bệnh, nhưng căn cứ quy định về hàm lượng TDS trong nước uống (không quá 1.000 mg/lít), có thể hiểu rằng: Những sản phẩm với hàm lượng DTS dưới 1.000 mg/lít có thể dùng để giải khát thường xuyên, không giới hạn số lượng; Những sản phẩm chứa hơn 1.000 mg DTS/lít có thể dùng để chữa một số bệnh, hoặc bổ sung chất khoáng cho người lao động nặng và vận động viên (vì họ mất một lượng muối khoáng lớn qua mồ hôi). Tuy nhiên, nước này sẽ nguy hiểm cho người bị bệnh thận, sỏi túi mật, ngay người bình thường cũng không nên uống quá 500 ml/ngày.