Asen hiện diện trong nước ngầm trong trạng thái yếm khí dưới dạng As(III) và dạng trung tính. Khi tiếp xúc với không khí (nước mặt) một phần lớn As(III) sẽ chuyển hóa thành As(V). Asen có thể tồn tại với lượng lớn trong tự nhiên ở dạng arsenopyrite hoặc các hợp chất khác với lưu huỳnh. Asen không gây mùi khó chịu khi có mặt trong nước. Asen là một chất rất độc. Người bị ngộ độc cấp tính bởi asen sẽ có biểu hiện khát nước dữ dội, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí tiểu và tử vong nhanh.
Người sử dụng nước nhiễm asen sau một thời gian thì có thể mắc những bệnh như bệnh Bowen, bệnh sừng hoá, bệnh đen và rụng móng chân, bệnh ung thư, đột biến gen. Ảnh hưởng độc hại đáng lo ngại nhất của asen tới sức khoẻ là khả năng gây đột biến gen của asen khi xâm nhập vào trong cơ thể tạo ra những căn bệnh phức tạp khác.
Bảng chất lượng nước ngầm nhiễm asen
Stt | Chỉ Tiêu | Đơn Vị | Giá Trị | QCVN 02:2009 |
1 | pH | - | 7,66 | 5,5 – 8,5 |
2 | Độ cứng | mg CaCO3/l | 41 | 350 |
3 | Fe | mg/l | 0,2 | 0,5 |
4 | Amoni | mg/l | ~0 | 3 |
5 | Coliform | Vi khuẩn/100 ml | 15 | 50 |
6 | Ecoli | Vi khuẩn/100 ml | 2 | 0 |
7 | As(*) | mg/l | 0,02 | 0,01 |
2. THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC NGẦM
Nước ngầm sau khi bơm từ giếng khoan được đưa lên giàn mưa. Giàn mưa có tác dụng oxi hoá một phần Fe2+, Mn2+ và một số tác nhân mang tính khử khác có thể oxi hoá bằng O2 như một số khí nằm dưới dạng hoà tan trong nước ngầm như H2S để làm tăng hiệu quả oxi hoá As(III), ngoài ra giàn mưa có tác dụng làm bay hơi các chất hữu cơ dễ bay hơi trong nước, CO2, NH3. Nước sau khi qua giàn mưa chảy xuống bể trộn. Tại bể trộn, cho nên clo sẽ được châm vào đường ống để oxi hoá As(III) thành As(V). Tiếp theo nước được cho qua bể lọc chậm.
Bể lọc chậm là công trình xử lí asen chính thực hiện quá trình xử lí thông qua cơ chế chính là sự hấp phụ của cát lên As(V). Trong cát chứa SiO2 có các phản ứng sau dẫn đến khả năng hấp phụ của cát đối với asen:
Si–OH + H3AsO4 = Si – HAsO4(3-n-1)- + H2O +(2-n)H+
Các hạt keo chứa As (V) bị bắt giữ trên bề mặt cát lọc Nước sau khi qua bể lọc chậm chảy sang bể chứa nước có chức năng chứa nước để điếu hoà lượng nước sử dụng và khử trùng nước. Sau một thời gian phải tiến hành rửa lọc bể lọc chậm. Nước từ bể chứa được tuần hoàn lại để rửa lọc hay nước lọc đầu khi thay cát để tái sử dụng lại nguồn nước, tiết kiệm nguồn nước ngầm.
Asen trong lớp bùn ở dạng vô cơ dễ quay lại trong nước ngầm nếu không được thu gom, xử lý. Sân phơi cát có chức năng làm khô hỗn hợp bùn, cát và tồn trữ cát trước khi đi xử lý.
3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NƯỚC NGẦM TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
4. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CÔNG NGHỆ NƯỚC NGẦM
a. Ưu điểm:
Công nghệ đề xuất phù hợp với đặc điểm, tính chất của nguồn nước thải;
Nồng độ các chất ô nhiễm sau quy trình xử lý đạt quy chuẩn hiện hành;
Diện tích đất sử dụng tối thiểu.
b. Nhược điểm:
Chất lượng nước sau xử lý nước ngầm có thể bị ảnh hưởng nếu một trong những công trình đơn vị trong trạm không được vận hành đúng các yêu cầu kỹ thuật; Bùn sau quá trình xử lý cần được thu gom và xử lý định kỳ