Có rất nhiều phương pháp để xử lý nước triệt để lượng sắt( Fe) mangan( Mn), phèn, tạp chất lơ lửng trong nước giếng khoan, nước ngầm. Tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhu cầu cấp nước, tiêu chuẩn dùng nước, đặc điểm của nguồn nước ngầm, các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội…mà chúng ta sẽ lựa chọn công nghệ xử lý nước ngầm sao cho phù hợp. Trong bài viết này, với kinh nghiệm của mình công ty cổ phần công nghệ môi trường Thiên Sơn xin cung cấp một vài cách thức xử lý nước sinh hoạt cho gia đình và công nghiệp nhằm đảm bảo chất lượng nguồn nước cho cuộc sống.
Lọc nước gia đình :
Với lọc nước gia đình thì về cơ bản quy trình lọc đơn giản hơn so với lọc nước công nghiệp.
Mô hình bể lọc xây thủ công có lắp van khóa tự sục rửa:
Lọc nước công nghiệp:
Thuyết minh:
Nước ngầm đựợc bơm lên từ giếng khoan hay giếng đào được đưa vào làm thoáng đơn giản. Có thể dùng giàn mưa, ejector thu khí hay bơm nén khí để làm thoáng nước. Quá trình làm thoáng ở đây chủ yếu là cung cấp oxy cho nước. nhằm tạo kết tủa Fe2+ thành Fe(OH)3.
Trong nước ngầm sắt thường tồn tại ở dạng ion, sắt có hoá trị 2 (Fe 2+) là thành phần của các muối hoà tan như: Fe(HCO3)2; FeSO4…hàm lượng sắt có trong các nguồn nước ngầm thường cao và phân bố không đồng đều trong các lớp trầm tích dưới đất sâu. Nước có hàm lượng sắt cao, làm cho nước có mùi tanh và có màu vàng, gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nước ăn uống sinh hoạt và sản xuất. Do đó, khi mà nước có hàm lượng sắt cao hơn giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn thì chúng ta phải tiến hành khử sắt.
Fe(OH)3, FeCl3 …trong đó Fe(OH)3 là chất keo tụ, dễ dàng lắng đọng trong các bể lắng và bể lọc. Vì thế các hợp chất vô cơ của sắt hoà tan trong nước hoàn toàn có thể xử lý bằng phương pháp lý học: làm thoáng lấy oxy của không khí để oxy hoá sắt hoá trị II thành sắt hoá trị III và cho quá trình thuỷ phân, keo tụ Fe(OH)3 xảy ra hoàn toàn trong các bể lắng, bể lọc tiếp xúc và các bể lọc
Các ion Fe(OH)3 được lọc qua một lớp vật liệu lọc , sau đó tùy từng nguồn nước mà xử lý nước nhằm đạt mục sinh hoạt, chăn nuôi, sản xuất…
Quá trình lọc nước công nghiệp:
Về cơ bản tùy từng đặc điểm nguồn nước mà có cách xử lý khác nhau, tuy nhiên trong lọc nước công nghiệp phải chú ý những phương pháp như sau:
- Làm thoáng để các ion Fe 2+ hoà tan trong nước. Làm giàu oxy để tăng thế oxy hoá khử của nước, khử các chất bẩn ở dạng khí hoà tan trong nước.
- Quá trình khuấy trộn hoá chất - Phân tán nhanh, đều phèn và các hoá chất khác vào nước cần xử lý.
- Quá trình keo tụ và phản ứng tạo bông cặn
- Quá trình lắng - Loại trừ ra khỏi nước các hạt cặn và bông cặn có khả năng lắng với tốc độ kinh tếc ho phép, làm giảm lượng vi trùng và vi khuẩn.
- Quá trình lọc - Loại trù các hạt cặn nhỏ không lắng được trong bể lắng, nhưng có khả năng dính kết lên bề mặt hạt lọc.
- Hấp thụ và hấp thụ bằng than hoạt tính
- Khử mùi, vị, màu của nước sau khi dùng phương pháp xửlý truyền thống không đạt yêu cầu.
- Khử trùng nước – Tiêu diệt vi khuẩn và vi trùng còn lại trong nước sau bể lọc.
- Làm mềm nước - Khử ra khỏi nước các ion Ca2+ và Mg2+ đến nồng độ yêu cầu.
- Khử muối - Khử ra khỏi nước các cationvà anion của các muối hoà tan đến nồng độ yêu cầu.
Mục đích của việc xử lý nước cấp
Có thể nói mục đích cuối cùng của xử lý nước đó là cung cấp đầy đủ lượng nước cho quá trình sử dụng của người dân và đảm bảo an toàn về mặt hoá học, vi trùng học…để thoả mãn các nhu cầu về ăn uống, sinh hoạ dịch vụ, sản xuất…Nước có chất lượng tốt, ngon không chứa các chấy gây đục, gây ra màu, mùi, vị của nước.
Tóm lại, là mọi nguồn nước thô sau khi qua hệ thống xử lý phải đạt : tiêu chuẩn vệ sinh đối với chất lượng nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt.