Chuyện do khách hàng kể:
Năm 1996, gia đình tôi chọn mua được một miếng đất ven đô để định cư. Về "phong - thủy", đây là khu đất tốt, không quá xa trung tâm, gần sông nước, thuận tiện giao thông, không khí trong lành. Nhưng khi mọi người còn đang ngây ngất niềm-vui-nhà-mới thì lập tức phải đối diện với một sự thật "phũ phàng": khu vực ngoài vùng phủ sóng của nước máy.
Bắt buộc phải khoan giếng. Theo chỉ dẫn, chúng tôi tìm tới một đơn vị khoan giếng có tiếng, có bảo hành "nước không trong không lấy tiền".
Lúc đầu, ngoại trừ mùi tanh thường thấy, nước rất trong. (Đựng trong chai PET, không ai phân biệt được với nước đóng chai). Đến ngày thứ 3 thì phát hiện vấn đề:
- Toàn bộ la-va-bo, bồn tắm và các dụng cụ tráng men đều xuất hiện những vết màu nâu đỏ, không thể lau được.
- Máy giặt, quần áo bị ố nâu, cho nhiều bột giặt nhưng rất ít bọt.
- Nước trà bị đen, mất hương thơm.
- Khi tắm xong thấy da khô, rin rít, rất khó chịu
Khi nhận kết quả xét nghiệm tại viện Pasteur, chúng tôi thật sự lo lắng:
- Nguồn nước nhiễm phèn (sắt), nhiễm mangan
- Độ pH dưới mức cho phép (<6.5)
- Nhiễm dư lượng thuốc trù sâu (trước đây khu này từng trồng rau)
- Nhiễm vi sinh, chất hữu cơ và nhiều, nhiều hóa chất khác...
Các nguồn gây ô nhiễm nước ngầm
Những "vấn đề" của nước giếng:
- Cặn thô - Cát, bùn do máy bơm hút lên
- Độ cứng - Do các kim loại nặng như Can-xi, Magiê hòa tan trong nước, gây đóng cặn trong các thiết bị (máy nước nóng, ấm, bình thủy, máy giặt... Ngoài ra, giặt quần áo bằng loại nước này thường tốn nhiều bột giặt hơn.
- Màu - Màu ố vàng, nâu sậm do phèn hoặc các hợp chất hữu cơ trong nguồn nước
- Phèn sắt (có thể kèm theo mangan)- Thường là các ion sắt II hòa tan trong nuớc, chỉ có thể khử chứ không thể lọc được.
- Mùi và vị- Có thể là mùi phèn, mùi sulphur hoặc mùi do vi khuẩn gây ra..
- Độ pH - Chỉ tính chất axit hoặc kiềm. Khi độ pH nhỏ hơn 6.5, nước có tính axit, ăn mòn các vật dụng bằng kim loại, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây đau bụng, ói mửa. Độ pH lớn hơn 8 làm cho nước "cứng", gây đóng cặn các thiết bị.
- Độ đục - Cặn thô và các tạp chất hòa tan làm cho nước đục.
- CHLORIDES - Nguồn nước có vị mặn và ăn mòn các vật dụng bằng kim loại do hàm lượng muỗi cao. Tiêu chuẩn là 250 ppm.
- NITRAT - Nitrat xâm nhập nguồn nước từ rất nhiều nguồn: phân bón, thuốc trừ sâu, phân động vật... Nitrat là nguyên nhân gây bệnh xanh da ở trẻ nhỏ, một bệnh có nguy cơ tử vong cao.
- Nhiễm khuẩn - Với tốc độ khoan giếng tràn lan, không đúng kỹ thuật, không theo quy định an toàn, tầng nước ngầm của chúng ta không tránh khỏi bị ô nhiễm vi sinh
Kinh nghiệm xử lý nước giếng:
Để biết được chất lượng nước giếng, chúng ta nên thực hiện định kỳ xét nghiệm chỉ tiêu lý hóa cơ bản tại các cơ quan y tế địa phương:
Sau khi có kết quả xét nghiệm nước, ta có thể đối chiếu với các tiêu chuẩn nước uống/ nước sinh hoạt do Bộ Y tế công bố để xem cần phải xử lý loại tạp chất nào, áp dụng loại lọc nào cho thích hợp/ hiệu quả.
Phương pháp xử lý nước giếng cần phải dựa trên kết quả phân tích. Nếu giếng bị phèn, nhiễm màu, mùi, nước nặng cần xử lý ngay tại nguồn bơm lên (lọc cặn, khử phèn). Một số tạp chất có thể xử lý tại nơi sử dụng, tùy theo mục đích.
Nên lưu ý, để tiết kiệm và hiệu quả, nên lọc thô trước khi xử lý bằng các công nghệ mới. Thí dụ, tuổi thọ của hệ thống lọc thẩm thấu ngược sẽ dài hơn nếu nguồn nước đầu vào đã được làm mềm.
Cách lấy mẫu nước để xét nghiệm
Để xét nghiệm 13 chỉ tiêu lý hóa cần ít nhất 1 lít nước mẫu.
- Dùng chai pet sạch để lấy mẫu.
- Lấy mẫu trực tiếp từ giếng. Cho máy bơm hoạt động khoảng 3 - 5 phút để hút hết lượng nước lưu trong hệ thống đường ống rồi mới lấy mẫu.
- Để xét nghiệm vi sinh (5 chỉ tiêu) cần tối thiểu 500ml nứoc mẫu đựng trong chai tiệt trùng (đun sôi hoặc mượn của nơi xét nghiệm)
- Các chỉ tiêu cơ bản cần kiểm tra ban đầu và thường xuyên để đánh giá sơ bộ mẫu nước có tốt hay không, gồm 14 chỉ tiêu. Trong đó chỉ tiêu chlorine tự do chỉ áp dụng cho nước đã qua xử lý tiệt trùng (nước máy).
- Các chỉ tiêu chuyên sâu hơn, cần kiểm tra khi có yêu cầu nếu nghi ngờ nhiễm đặ biệt như nước ở vùng hay bị nhiễm kim loại nặng như arsenic, chì, thủy ngân hay bị nghi nhiễm chất khác như thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp...
- Các chỉ tiêu vi sinh, thử từ 2 hoặc 5 chỉ tiêu cơ bản để đủ cơ sở xác định mẫu nước có nhiễm khuẩn hay không. Nếu cần thiết cũng xét nghiệm các chỉ tiêu đặc biệt khi có sự nghi ngờ.
Một khi đã quyết định lắp đặt một hệ thống xử lý nước giếng, cần tuân thủ tối đa những chỉ dẫn của nhà sản xuất. Ngoài ra, cũng nên định kỳ xét nghiệm lại chất lượng nước sau khi xử lý để chắc chắn rằng hệ thống của bạn hoạt động tốt. Ta có thể điều chỉnh đôi chút tùy theo chất lượng đầu ra. Việc tái xét nghiệm nếu có điều kiện, nên được thực hiện một số lần trong năm và sau mỗi lần điều chỉnh hệ thống.
Ngay cả khi không lắp đặt hệ thống xử lý nào cũng cần phải làm xét nghiệm định kỳ hàng năm để so sánh, theo dõi sự biến đổi chất lượng nước qua từng năm. Còn khi đã có một hệ thống xử lý, ta cũng cần có kết quả xét nghiệm định kỳ để theo dõi chất lượng nước cũng như hiệu quả của hệ thống, xem xét việc thay phụ tùng/ ống lọc mới