Colors

 

Textures

 

Backgrounds

 

 RESET SETTINGS

 

Ô Nhiễm Nước Sinh Hoạt - 20,000 Người Tử Vong Mỗi Năm

Một báo cáo toàn cầu mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố cho thấy, mỗi năm Việt Nam có hơn 20.000 người tử vong do điều kiện nước sạch và vệ sinh nghèo nàn và thấp kém. Còn theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 80% các bệnh truyền nhiễm ở nước ta liên quan đến nguồn nước. Người dân ở cả nông thôn và thành thị đang phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh do môi trường nước đang ngày một ô nhiễm trầm trọng.

Nguồn nước ô nhiễm nặng.

Hiện nay, trong tổng số 134 khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động ở nước ta mới chỉ có 1/3 khu công nghiệp, chế xuất có hệ thống xử lý nước thải. Nhiều nhà máy vẫn dùng công nghệ cũ, có khu công nghiệp thải ra 500.000 m3 nước thải mỗi ngày chưa qua xử lý. Chất lượng nước thải công nghiệp đều vượt quá nhiều lần giới hạn cho phép. Đặc biệt là nước thải các ngành công nghiệp nhộm, thuộc da, chế biến thực phẩm, hóa chất có hàm lượng các chất gây ô nhiễm cao, không được xử lý thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng.

Còn tại các khu đô thị, trung bình mỗi ngày thải ra 20.000 tấn chất thải rắn nhưng chỉ thu gom và đưa ra các bãi rác được trên 60% tổng lượng chất thải nên đã gây ô nhiễm nguồn nước. Theo kết quả xét nghiệm mẫu nước tại bãi rác Nam Sơn (Hà Nội) và một bãi rác ở tỉnh Lạng Sơn cho thấy, tất cả các mẫu nước thải từ bãi rác đều có vi khuẩn Coliform cao gấp hàng trăm lần tiêu chuẩn cho phép.

Có tới 97,5% mẫu nước ăn uống của người dân khu vực lân cận 2 bãi rác trên không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Ngoài chất thải từ đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, chất thải bệnh viện đa phần chưa được xử lý, thải trực tiếp ra môi trường cũng gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng.

Hiện cả nước có khoảng 1.047 bệnh viện, hơn 10.000 trạm y tế thải ra 400 tấn chất thải y tế mỗi ngày. Tuy nhiên, đến nay chưa có bệnh viện nào triển khai hoàn chỉnh từ khu thu gom, phân loại và xử lý toàn bộ chất thải và nước thải.

Trong khi đó, nước thải bệnh viện chứa nhiều loại vi trùng, virut và các mầm bệnh sinh học khác có trong máu, mủ, dịch đờm của người bệnh, có thể gây nguy hiểm cho người tiếp xúc. Bên cạnh chất thải bệnh viện, chất thải nông nghiệp như thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặn và nước ngầm.

Gia tăng bệnh tật liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm.

Nguồn nước bị ô nhiễm nhưng hiện vẫn còn trên 50% dân số nông thôn nước ta chưa được sử dụng nước sạch. Tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận với các dịch vụ vệ sinh thấp. Kết quả điều tra vệ sinh môi trường nông thôn của 8 vùng sinh thái trên cả nước cho thấy, tình trạng vệ sinh môi trường và cá nhân còn kém, chỉ có 18% hộ gia đình, 12% trường mẫu giáo, mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, gần 37% trạm y tế xã có nhà tiêu hợp vệ sinh.

Trong khi đó, theo kết quả điều tra toàn quốc về thực trạng nước và vệ sinh môi trường nông thôn, tỷ lệ nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt ở vùng nông thôn đạt tiêu chuẩn vệ sinh chỉ chiếm 15,5%. Rất nhiều nguồn nước ở các giếng khơi, nước bề mặt và nước giếng khoan của người dân bị nhiễm vi sinh vật.

Đây là một trong những nguyên nhân, dịch bệnh vẫn tiếp tục lưu hành và diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. TS Jean-Marc Olivé, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, trong số hơn 20.000 người tử vong tại Việt Nam do điều kiện nước sạch và vệ sinh kém, có gần một nửa do các bệnh tiêu chảy gây ra.

Chúng ta có thể ngăn ngừa được gần một phần mười gánh nặng bệnh tật toàn cầu thông qua việc cải thiện cấp nước, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân. Theo Thạc sỹ Trương Đình Bắc, Trưởng phòng Sức khỏe môi trường cộng và cộng đồng, Cục Y tế Dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế), nước là môi trường trung gian truyền bệnh. Vì thế, sử dụng nước không hợp vệ sinh chắc chắn sẽ mắc bệnh.

Các tác nhân có thể tồn tại trong nước và gây bệnh cho người tiếp xúc là do vi sinh vật và các chất hóa học. Thời gian gần đây, tình hình mắc một số bệnh liên quan đến nguồn nước đã gia tăng như tiêu chảy, tả. Chỉ tính riêng bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm, từ đầu năm đến nay, cả nước có gần 3.400 người mắc bệnh, trong đó có 497 trường hợp mắc tả.

Theo các chuyên gia môi trường, nguồn nước gồm cả nước ngầm, nước sinh hoạt sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng hơn và tiếp tục ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân nếu các chất thải từ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt của người dân …không được xử lý trước khi thải ra môi trường.

1,4 tỷ người trên thế giới chịu cảnh thiếu nước sạch và thường xuyên. Đến năm 2050, có 2,25 tỷ người. Theo TS Jean-Marc Oliv, 10% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu có thể phòng ngừa được bằng cách cải thiện chất lượng nước uống và điều kiện vệ sinh. Tại Việt Nam, ước tính tổng nhu cầu nước vào năm 2010 khoảng 70 tỷ m3 nước.

theo PNO

Máy lọc nước tốt

Máy lọc nước nào tốt nhất trên thị trường hiện nay?

Máy lọc nước nào tốt nhất trên thị trường hiện nay? là câu hỏi được nhiều bạn thắc mắc khi chọn mua sản phẩm máy lọc nước trên thị trường.

Máy lọc nước roMáy lọc nước gia đìnhGiá máy lọc nướcMáy lọc nước kangarooThiết bị lọc nướcMáy lọc nước tinh khiếtMáy lọc nước nóng lạnhLọc nướcLọc nước giếng khoanMáy lọc nước tinh khiết roThiết bị lọc nước kangaroMáy nước nóng lạnhmáy nước uống nóng lạnhnong lanhmáy nóng lạnhmáy nước nóngcây nước nóng lạnhmay nuoc lanhnước nóngcây nướcmật ong rừng
 

Maylocnuocgiadinh.com sử dụng phần mềm phát triển web trực tuyến của Hệ thống CIINS.
Chuyên phân phối,sửa chữa máy lọc nước gia đình Maylocnuocgiadinh.com
Liên hệ :nvsanguss@gmail.com // 0982069958 ( Mr. sáng )

Copyright © 2011  Máy lọc nước . All rights reserved.
Ghi rõ nguồn "maylocnuocgiadinh.com phát hành lại thông tin từ trang này.