Theo khảo sát của bệnh viện K, 5 năm gần đây, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 150.000 bệnh nhân ung thư mới phát hiện, 70.000 người bị chết vì căn bệnh này, tăng hơn nhiều so với trước.
Hiện cả nước tồn tại 37 làng ung thư mà một trong những nguyên nhân gây ra là sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.Theo khảo sát của bệnh viện Vì vậy, dự án Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số “làng ung thư” của Việt Nam do Trung tâm QH & ĐTTNN- Bộ TN & MT chủ trì thực hiện với sự tham gia của Liên đoàn QH & ĐTTNN miền Trung là rất cần thiết nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư, bảo vệ cuộc sống cộng đồng.
Nước tại các vùng điều tra
Ông Nguyễn Lưu, Liên đoàn trưởng Liên đoàn QH & ĐTTNN miền Trung cho biết: Toàn dự án sẽ tiến hành điều tra 37 “làng ung thư” trên toàn quốc. Theo nội dung chi tiết của dự án được phê duyệt mỗi “ làng ung thư” được tiến hành các dạng công tác cơ bản như: Điều tra, thu thập các loại tài liệu: hiện trạng bệnh ung thư, đánh giá và khai thác sử dụng các nguồn nước, xả thải; Phân tích, chỉnh lí tổng hợp các loại tài liệu đã thu thập;- Khảo sát, điều tra, đánh giá chất lượng nguồn nước đang sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt; Lấy và phân tích các loại mẫu nước;làm công tác trắc địa công trình;
Năm 2011 đã điều tra 23 làng thuộc 10 tỉnh, thành phố là Phú Thọ, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam. Kết quả cho thấy, các vùng điều tra đều sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm,nhất là “làng ung thư” Mẫn Xá (Bắc Ninh), Thạch Sơn (Phú Thọ), Phong Yên, Cờ Đỏ, Đức Thành (Nghệ An)…Về khả năng cấp nuớc sạch cho của bà con trong các vùng chỉ có Tiên An (Quảng Nam) là khó khăn do không có nguồn nước triển vọng. Các vùng khác đã có công trình cấp nước tập trung của các nhà máy nước do địa phương xây dựng nên việc tìm kiếm nguồn nước không cấp thiết.
Năm 2012, Liên đoàn tiếp tục điều tra 14 “làng ung thư” còn lại của dự án thuộc 12 tỉnh, thành phố: Quảng Ngãi, Kon Tum, Bình Định, Đăk Lăk, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận, Tp Hồ Chí Minh, Cà Mau, Long An và Bạc Liêu. Diễn biến của bệnh ung thư qua các năm tại các “làng” điều tra là rất phức tạp; nhưng hầu hết đều có sự trùng hợp về nguồn nước bị ô nhiễm. Điển hình là các “làng ung thư” Phước Thiện (Quảng Ngãi), Xuân Vinh (Bình Định), Sơn Thành (Phú Yên), Pê Mu (Bình Thuận), Văn Đăng (Khánh Hòa), Kênh Tư Gà (Cà Mau), Yang Re (Đăk Lăk). Số người chết vì bệnh ung thư trong gần chục năm nay tại các làng khá nhiều, nhất là Phước Thiện, Anh Hòa (Quảng Ngãi) Xuân Vinh (Bình Định), Văn Đang (Khanh Hòa), Pêmu (Bình Thuận).
Tác nhân ô nhiễm nước và nhu cầu nước sạch
Nguồn nước tại các vùng điều tra bị ô nhiễm bởi: thuốc trừ sâu tại các kho chứa thuốc, chất độc chiến tranh, các nghĩa địa, làng nghề, chất thải sinh hoạt, công nghiệp, công trình khai thác nước chưa cách li với các tầng chứa nước nhiễm bẩn… Kết quả phân tích các mẫu nước đang sử dụng cho ăn uống sinh hoạt tại các “làng ung thư” cho thấy, hầu hết đều nhiễm bẩn vi sinh, một số mẫu có hàm lượng phenol, arsen hoặc mangan vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.
Về nhu cầu nguồn nước sạch cho 14 “làng ung thư” này nổi lên vùngVăn Đăng (Khánh Hòa) là khó khăn nhất vì nhiễm bẩn từ rác thải sinh hoạt tại bãi rác Bắc Nha Trang, chất thải sinh hoạt tại chợ và cư dân trong vùng. Các “làng ung thư” Bình Hưng Hòa (TP HCM), Nhơn Hậu 1 (Long An), Ấp Đầu Voi (Bạc Liêu), Kênh Tư Gà (Cà Mau), An Hòa, Nhơn Lộc 2 (Quảng Ngãi), Trung Hiệp (Lâm Đồng), Sơn Nghiệp (Phú Yên), Đăk Mar (Kon Tum) là các vùng đã có các công trình cấp nước tập trung. Các vùng còn lại đều có nhu cầu cấp nước hợp vệ sinh cho ăn uống, sinh hoạt.
Ông Nguyễn Lưu cho rằng, Với kết quả điều tra 14 “làng ung thư” năm 2012, giai đoạn II năm 2013, dự án còn 6 “làng ung thư” cần điều tra nguồn nước hợp vệ sinh để cấp nước cho dân cư tại Phước Thiện (Quảng Ngãi), Xuân Mỹ (Bình Định), Văn Đăng (Khánh Hòa), Mê Pu (Bình Thuận), Thôn 4 (Đăk Lăk) và Đăk Mar (Kon Tum).
Hy vọng khi dự án khép lại, nguồn nước phục vụ cuộc sống của bà con tại các làng ung thư ở Việt Nam sẽ được cải thiện.