Những tấm pin năng lượng mặt trời sẽ sớm trở thành quá khứ bởi các nhà nghiên cứu đã phát minh loại sơn mới, tạo ra điện năng từ chính các hạt nano năng lượng có khả năng cung cấp đủ điện năng để chạy các thiết bị điện trong gia đình.
Sơn “Sunbelievable” được các nhà khoa học tại Đại học Notre Dame (bang Indiana, Mỹ) sáng chế, trông giống như mọi loại sơn bình thường khác, chuyên dùng sơn ngoài (ngoại thất) các ngôi nhà. Tuy nhiên dưới tác động của ánh nắng mặt trời, các hạt bán dẫn trong sơn Sunbelievable sẽ sản sinh một lượng điện nhỏ. Và trong tương lai các nhà nghiên cứu hy vọng khuếch đại lượng điện này thành lượng điện đủ để cung cấp năng lượng cho các thiết bị gia dụng.
Giáo sư Prashant Kamat tại Đại học Notre Dame cho biết: “Chúng tôi muốn tạo bước đột phá, giảm sự phụ thuộc vào công nghệ năng lượng mặt trời silicon hiện tại. Bằng cách kết hợp các hạt nano sản sinh năng lượng hay còn gọi là “chấm lượng tử” với hợp chất bôi trơn, chúng tôi đã tạo ra được loại sơn phủ mặt trời, có thể sơn lên mọi bề mặt truyền nhiệt mà không cần tới các thiết bị hỗ trợ đặc biệt”.
Sơn “Sunbelievable” có thể tạo ra điện để cung cấp điện năng cho các thiết bị gia dụng.
Tuy nhiên, sẽ phải mất một thời gian khá lâu nữa loại sơn đặc biệt này mới được chính thức bày bán trên thị trường.
Theo tờ Daily Mail (Anh), các nhà khoa học sẽ cần tiến hành thêm nhiều công đoạn cải tiến hiệu suất sử dụng của sơn Sunbelievable bởi nhu cầu sử dụng điện của mỗi gia đình là khoảng 26,5m2 tương đương 16.000 USD giá trị tạo điện năng của các tấm năng lượng mặt trời đang được sử dụng.
Còn theo Wall Street Journal, nhiều tổ chức tại Mỹ vẫn đang tiếp tục đầu tư vào công nghệ phát triển năng lượng mặt trời truyền thống. Bằng chứng là vào hôm thứ Ba (20/12), Google và công ty KKR & Co đã thông báo kế hoạch đầu tư 189 triệu USD vào các thiết bị năng lượng mặt trời tại Mỹ.
Trong tháng 11, Công ty bất động sản và năng lượng Trung Mỹ của Warren Buffet đã đầu tư cho 2 dự án năng lượng khổng lồ, để mua lại trang trại năng lượng California với trị giá lên tới 2 tỷ USD, cũng như mua 49% cổ phần với giá 1,8 tỷ USD thuộc dự án do công ty năng lượng NRG đứng thầu.
“Ngành công nghiệp năng lượng của Mỹ đang nhận được khoản tiền đầu tư kếch xù với tốc độ tăng trưởng chưa từng có trong năm 2011. Năng lượng mặt trời đã trở thành một ngành kinh tế tại 12 bang, giúp tạo ra nhiều công ăn việc làm trên toàn nước Mỹ”, phó giám đốc điều hàng nhóm năng lượng mặt trời Rhone Resch phát biểu trên tờ Los Angeles Times.